Người Viettel & nỗi đau mang tên: “Tôi phải cash out”
Sáng hôm đó, Tôi đang tung tăng trên đường đến Keangnam như mọi ngày. Bỗng chiếc xe cà tàng của mình khẽ kêu lên: “Ọc ọc, em sắp chết khát rồi bố ơi”, tôi liền tạt vào gần bến xe Mỹ Đình mua “nước” cho nó. Xếp hàng được đúng 6 phút 8 giây thì đến lượt mình. Lúc ấy mới tá hỏa trong ví chỉ còn 7 cái bùa chú với thẻ, mà sắp muộn giờ làm rồi, tôi hỏi gấp: “Bác ơi, em thanh toán quét QR chuyển khoản nhé?”
Câu trả lời của người bán xăng thì bạn chắc đoán được rồi đó. Vậy là tôi cấp tốc lao đi “CASH OUT”, ngay lúc này tôi phải CASH OUT cho kỳ đạt vì nếu không, hậu quả thật là… Cũng may, tôi tia ngay được 5 đối tượng tiềm năng trong khu vực ấy. Chị gái xăm trổ đang hút thuốc có thể rất năng động và có tiền mặt lẫn cả tài khoản. Anh trai cơ bắp cuồn cuộn ngồi trên đống hàng có vẻ sẽ muốn giúp tôi. Chủ tiệm tạp hóa phía xa xa thì có vẻ sẽ luôn thân thiện mỗi sáng sớm…. Cuối cùng, tôi nhờ sự giúp đỡ từ 1 người đàn ông đang đứng cạnh 1 người đàn bà mập. Người đàn ông có phong cách của 1 chủ hàng. Sáng hôm ấy, tôi đi làm vừa đúng giờ.
Chỉ khi tự mình trải qua nỗi đau mang tên “tôi phải cash out” thì khi ấy bạn mới hiểu cảm giác tôi. Tâm thư dưới đây sẽ bật mí cho bạn các vài mẹo cực hay, để bạn không bao giờ còn phải chịu nỗi đau ấy nữa.
Nhận diện bản chất nỗi đau
Bản chất của vấn đề “Tôi buộc phải cash out” là “Vì bạn chỉ chơi với cash”. Nếu tôi ko có cash thì bạn sẽ chê. =)) Điều này gây đau đầu cho tất cả những ai không có cash. Đừng lo lắng, tôi sẽ chia sẻ 5 mẹo cực hay cho bạn. Chỉ trong 1 thời gian ngắn áp dụng, bạn đã dứt điểm nỗi đau CASH OUT! Bạn sẽ hạnh phúc hơn, tôi cá đấy!
Mẹo thứ 1: “Tôi chỉ có …”
Ví dụ Để 1 tạp hóa chấp nhận QR code sau 21 ngày, bạn làm như sau:
Chuẩn bị: 1 Chiếc ví cũ dành riêng làm đạo cụ.
Trong đó chỉ có tiền rách, tiền bẩn (dơ), để đảm bảo rằng tiền đó rất khó để tiêu.
Bước 1: Vào tạp hóa chọn Mua 1 món hàng.
Bước 2: Chọn xong thì Nói: Bác có mã QR không?
Bước 3: Nói: Tôi chỉ có… { tờ tiền rách này thôi/ bẩn/ chẵn}
Bước 4: Đi về mà không mua hàng.
Bước 5: Đánh dấu hoàn thành 1 lần tạo nhu cầu.
Bước 6: Đếm đủ 21 lần đánh dấu, thì báo cho tôi nhé. Tôi Product Owner ở phòng chiến lược bán hàng, Viettel money nhé.
3 ngày sau, QR đã dán xong thì bạn sẽ không cần phải mang tiền mặt đi nữa rồi.
Mẹo thứ 2: “Ôi, tôi quên…”
Tương tự như mẹo số một nhưng phải thật sự quên ví thì mới áp dụng mẹo này.
Trong trường hợp bạn không quên ví, tôi không khuyến khích bạn làm cách này. Hãy luôn chính trực! Chúc bạn thường xuyên quên ví nhé!
Mẹo số 3: “Giả lại tôi đi này…”
Để cách này trở nên hiệu quả, bạn cần rủ thêm đồng đội để liên tục nã bom đưa 500k, giả lại 489. Chỉ cần 3 nháy, họ sẽ tức điên với mấy tờ giấy trên tay.
Mẹo số 4: “Hãy lẹ lên, tôi đang vội…”
Vào lúc họ bận bịu nhất, hãy buộc họ phải giả lại tiền thừa ngay lập tức. (cố tình chỉ mang tiền chẵn nhé
Hay là vào lúc họ bận bịu nhất, hãy buộc họ phải đếm 1 mớ tiền lẻ và lộn xộn. (hãy cố tình đưa thừa 1k nhé)
Rồi họ sẽ nghĩ đến những thứ không cần kiểm đếm mất thời gian.
Mẹo số 5, mẹo cuối cùng: “Nhắn tìm đồng đội…”
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Liên xô giễu binh, đội hình không quân đã gây khiếp sợ cho phe bên kia. Kết thúc diễu binh, phương Tây đã hết sức kinh ngạc với đội hình máy bay ném bom hủy diệt cực lớn đó. Sau này, người Nga tiết lộ, lúc bấy giờ, họ chỉ có 3 chiếc quay vòng tròn với bán kính X km mà thôi.
Kết bài
Thật là ngốc nếu ai đó cứ ép khách mua 1 thứ họ không cần. Tiểu thương và QR code cũng vậy. Chỉ cần ta cho họ thấy rằng: ” Họ thực sự có thể chơi với ta mà ko cần CASH, thậm chí khiến họ tin CASH thật quê mùa =))”. Trên đây là các mẹo giúp người Viettel dứt điểm nỗi đau Cash out. Chúc các bạn thành công nhé. Mình mất 5 tiếng để nghĩ các mẹo này, bạn đừng tiếc 5 giây để like mình nhé.
Nếu các bạn có ý kiến gì, hãy để lại bình luận bên dưới nha.